Thiết kế ngược là gì? Quy trình kỹ thuật thiết kế ngược

thiết kế ngược là gì

Thiết kế ngược là gì? chúng có ý nghĩa gì đối với công nghệ sản xuất hiện nay. Máy móc và linh kiện là những sản phẩm thiết bị không thể thiếu trong các máy móc sản xuất hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sản phẩm có thể bị hỏng hóc và cần thay thế linh kiện mới để đảm bảo quá trình hoạt động của máy móc. Vì thế rất cần thiết kế ngược để giúp quá trình chế tạo ra thiết bị nhanh và chính xác giống như với linh kiện cũ hơn.

Thiết kế ngược là gì?

thiết kế ngược là gì

Thiết kế ngược là kỹ thuật đảo ngược, hay còn được gọi là kỹ thuật ngược. Đây là một quy trình gồm có: phần mềm, máy móc, cấu trúc của một sản phẩm để trích xuất thông tin lên hệ thống máy tính.

Thiết kế ngược liên quan đến quá trình giải mã các thành phần của một sản phẩm nhỏ trong hệ thống lớn. Với thiết kế này sẽ giúp cho kỹ sư xác định được bộ phận đó được thiết kế như thế nào và quá trình tạo ra bản sao của sản phẩm sẽ nhanh chóng và đạt kết quả chính xác tốt nhất.

Tên gọi của “thiết kế ngược” hay “kỹ thuật đảo ngược” liên quan đến quá trình thực hiện ngược lại quy trình thiết kế ban đầu.

Quy trình kỹ thuật thiết kế ngược

thiết kế ngược

Để có quy trình thiết kế ngược thì đơn vị thiết kế cần có vị dụ cụ thể về sản phẩm, hoặc có bản vẽ sản phẩm thiết kế ban đầu. Sản phẩm được đề cập và tách ra để kiểm tra cơ chế bên trong. Dựa vào đó các kỹ sư mới có thể biết thêm những thông tin cần thiết để chế tạo ra sản phẩm giống như sản phẩm ban đầu.

Sản phẩm cơ khí và đặc biệt là các chi tiết máy là những sản phẩm cần bắt đầu bằng cách phân tích kích thước, các thuộc tính của sản phẩm. Quá trình phân tích này cũng khá mất thời gian, bởi nếu như không phân tích kỹ sẽ khiến cho quá trình thiết kế ngược ra sản phẩm có thiết kế không chính xác và sản phẩm tạo ra không lắp đặt và sử dụng được.

Trong quá trình phân tích sản phẩm thì cần thực hiện các phép đo liên quan đến chiều rộng, chiều cao, chiều dài của từng bộ phận trong một sản phẩm.

Để quá trình đo chiều cao diễn ra chính xác các kỹ sư thường sử dụng đến công nghệ “scan 3D”. Đây là công nghệ quét ba chiều sản phẩm hiện đại và mang đến kết quả chính xác nhất. Trong công nghệ quét 3D sử dụng thêm máy đo CMM tọa độ, máy quét laser…

Sau khi đã thu nhập đủ những thông số và có báo cáo ghi lại các số liệu cần thiết. Thì kỹ sư có thể sử dụng lại những tài liệu này để tạo ra các bản vẽ CAD trên máy tính. Mô hình bản vẽ trên máy tính sẽ cung cấp thông tin để tạo ra mô hình thiết kế ngược.

Mục đích của thiết kế ngược là gì?

Thiết kế cung cấp đến đơn vị thiết kế gia công về những thông tin cần thiết của một sản phẩm cần thiết kế và công lại. Sau khi quá trình thiết kế ngược đảm bảo thành công, sẽ mang đến cho đơn vị thiết kế bản sao chính xác nhất so với thiết kế ban đầu.

Ứng dụng của thiết kế đảo ngược là cách để tạo ra một bản sao chính xác nhất cho những sản phẩm thiết kế đã ngừng sản xuất từ lâu.

Kỹ thuật đảo ngược giúp mô phỏng lại bản thiết kế của sản phẩm đã ngừng sản xuất hoặc là thiết kế ban đầu không thể nào khôi phục và tìm lại.

Đối với một hệ thống máy móc đắt tiền, đã sử dụng lâu những vẫn hoạt động tốt hiệu quả. Tuy nhiên có một số chi tiết bị hỏng khó khắc phục và cần thay thế thì ứng dụng thiết kế ngược là vô cùng cần thiết và hợp lý.

Ứng dụng của thiết kế ngược

kỹ thuật đảo ngược

Ứng dụng lớn nhất của thiết kế đảo ngược vẫn là thay thế các bộ phận cũ hoặc khắc phục sửa chữa các bộ phận.

Thay thế các bộ phận cũ

Thay thế các bộ phận cũ là ứng dụng nhiều và phổ biến nhất hiện nay. Chúng có thể tại tạo các thiết kế bộ phận của hệ thống máy móc.

Một số những bộ phận máy hoạt động với công suất liên tục có thể bị mài mòn, lỏng lẻo và có thể khiến cho hệ thống máy móc không hoạt động được.

Và những chi tiết này hầu như là không thể sửa chữa mà cần phải thay thế. Kỹ thuật ngược giúp mô phỏng lại thiết kế của chi tiết này nhanh và chính xác nhất. Khi bản thiết kế này gửi đến bộ phận gia công cơ khí chính xác cũng giúp quá trình gia công ra chi tiết mới nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Sửa chữa các bộ phận

Quá trình thiết kế ngược sẽ giúp quá trình khắc phục và sửa chữa các chi tiết diễn ra nhanh hơn. Bởi lúc này bộ phận kỹ thuật sẽ hiểu rõ được cách thức hoạt động của sản phẩm.

Thiết kế ngược cần sử dụng đến nhiều những công nghệ và các giải pháp liên quan như: Máy scan 3D, máy đo tọa độ CMM. Để liên hệ báo giá chi tiết các sản phẩm liên quan quý anh chị vui lòng liên hệ đến HPT Việt Nam theo số Hotline: 0906.028.818

0
    0
    GIỎ HÀNG
    Your cart is empty